-
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Thần kinh tọa
  • Đau nhức xương khớp
  • Bệnh xương khớp khác
    • Đau vai gáy
    • Đau đầu gối
    • Tê bì chân tay
    • Phong thấp
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa khớp
Thấp khớp
Viêm khớp
Thần kinh tọa
Đau nhức xương khớp
Bệnh xương khớp khác
    Đau vai gáy
    Đau đầu gối
    Tê bì chân tay
    Phong thấp
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Thần kinh tọa
  • Đau nhức xương khớp
  • Bệnh xương khớp khác
    • Đau vai gáy
    • Đau đầu gối
    • Tê bì chân tay
    • Phong thấp
 -
Phong thấp

Thuốc trị bệnh phong thấp đơn từ thảo dược với hiệu quả cao

Phong thấp là căn bệnh thường gặp phải ở những người trung niên, người già. Bệnh gây ra những cơn đau nhức khiến người bệnh hoạt động, đi lại khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy làm sao để chữa dứt điểm bệnh phong thấp. Bài viết sau sẽ cung cấp giúp bạn một số thuốc trị  phong thấp từ cây nhà lá vườn nhưng rất hiệu quả.

Bệnh phong thấp là gì?

thuoc-tri-benh-phong-thap-don-gian-hieu-qua-ma-nhieu-nguoi-biet

Triệu chứng bệnh phong thấp

Phong thấp là một thuật ngữ phổ thông nhằm mô tả những rối loạn bên trong của khớp xương  khiến các cơ, khớp bị cứng, sưng đỏ và gây nên những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính cho người bệnh.

  • Phong thấp có nhiều thể khác nhau:
  • Viêm khớp
  • Viêm xương – khớp
  • Viêm đa khớp dạng thấp
  • Bệnh thoái khớp, thống phong (gout)
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn

Triệu chứng thường gặp bệnh phong thấp:

  • Triệu chứng  điển hình nhất đó là đau, cơn đau xuất hiện nhiều nhất khi ngủ dậy, kèm theo tình trạng sưng đỏ, nóng các vùng khớp xương, nhất  là bàn tay và bàn chân.
  • Các khớp khó cử động, hoặc cử động có tiếng kêu lắc rắc
  • Người mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt hoặc có thể sốt nhẹ
  • Bắp thịt ở vùng khớp bị đau sẽ yếu dần đi, nếu để lâu sẽ bị biến dạng.
  • Khi gặp một trong những biểu hiện trên bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa bệnh kịp thời. Tránh để lâu bệnh gây ra biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Đây là một trong những câu hỏi nhiều người đặt ra khi bị bệnh phong thấp. Vì vậy chúng tối xin trả lời là căn bệnh này rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường đối với những trường khợp không được điều trị sớm và đúng phương pháp, cụ thể như:

  • Giảm khả năng vận động
  • Gây biến chứng thận
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
  • Viêm mạch máu
  • Phụ nữ khó có thai và dễ bị sinh non

Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc chữa bệnh phong thấp không còn quá khó khăn, điều quan trọng vẫn là ở bản thân mỗi người bệnh. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, đồng thời chú ý bảo vệ sức khỏe ngay tại nhà, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tự khắc bệnh tật sẽ thoái lui.

Thuốc trị phong thấp hiệu quả bạn nên biết

 Thuốc trị phong thấp từ lá lốt

thuoc-tri-benh-phong-thap-don-gian-hieu-qua-ma-nhieu-nguoi-biet

thuốc trị phong thấp từ lá lốt

Lá lốt không chỉ là gia vị để tạo nên món ăn ngon và hấp dẫn mà còn được biết đến là bài thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt bệnh về xương khớp.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có có vị cay, nồng, tính ấm, tác dụng chỉ thống, tán hàn, ôn trung, hạ khí, được dùng phổ biến trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp đặc biệt là đau khớp vào mùa lạnh, trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân…

Một số cách chữa phong thấp từ lá lốt

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g lá lốt tươi hoặc 10g lá lốt phơi khô đem rửa sạch sau đó đun cùng 2 bát nước đến khi còn 1 bát thì uống khi còn ấm, mỗi ngày uống một bát sau khi ăn bữa tối . Kiên trì áp dụng, sau 10 ngày bạn sẽ thấy cơn đau từ từ biến mất hoàn toàn

Bài thuốc 2: á lốt, rễ cây bưởi bung, cỏ xước, cỏ vòi voi mỗi vị 30g. Đem tất cả hỗn hợp trên rửa sạch, thái mỏng rồi đem sao vàng. Sau đó cho sắc cùng 3 bát nước, đun lửa nhỏ đến khi còn 1 bát mang ra uống khi còn ấm nóng. Chia nhỏ uống 3 lần trong ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.

Thuốc trị phong thấp từ gừng và củ hành

thuoc-tri-benh-phong-thap-don-gian-hieu-qua-ma-nhieu-nguoi-biet

Gừng và hành đều là những gia vị quen thuộc có sẵn ngay trong bếp nhà bạn. bên cạnh là một gia vị giúp hương vị món ăn hấp dẫn hơn thì gừng và hành còn là bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh phong thấp, trừ hàn, giúp máu huyết lưu thông và giữ ấm cơ thể.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 60 gram gừng tươi giã nát, 500 gram hành cắt nhỏ. Trộn gừng và hành cùng với bã rượu rồi đem sao nóng. Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng rồi chườm lên những vùng xương khớp bị đau nhức. Chườm liên tục đến khi thuốc nguội có thể làm nóng lại 2-3 lần rồi thay lượt mới.

Người bệnh nên kiên trì thực hiện cách chữa bệnh phong thấp này trong vài ngày liên tục để xua tan cơn đau và điều trị dứt điểm bệnh.

Bài thuốc chữa phong thấp từ ngải cứu

thuoc-tri-benh-phong-thap-don-gian-hieu-qua-ma-nhieu-nguoi-biet

Bạn chuẩn bị một ít ngải cứu rồi đem rửa sạch, sao nóng cùng nhúm muối. Sau đó cho vào miếng vải chườm lên vùng bị đau do xương khớp gây ra. Nếu quá nóng bạn có thể đắp thêm miếng vải nhằm tránh tình trạng bỏng da hoặc rộp da. Sử dụng 2-3 lần rồi thay mẻ mới.

Trên đây là một số thuốc trị phong thấp đơn giản mà bạn nên biết. Hy vọng giúp người bệnh đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, nếu áp dụng thời gian bệnh không thuyên giảm mà tình trạng càng nặng thêm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và đưa ra liệu pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

1 Tháng Ba, 2018by admin
Đau nhức xương khớp

Hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân và cách điều trị

Đau nhức xương khớp là hiện tượng bệnh chẳng còn xa lạ đối với bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tình trạng đau mỏi nhức khớp có thể diễn ra hàng ngày, nhưng cũng có thể tái phát bất chợt từ đó khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi và bức bối khó chịu. Cách chữa đau nhức xương khớp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài mẹo đơn giản giúp chữa bệnh xương khớp ngay tại nhà sau đây. Đừng bỏ qua nhé.

Đau nhức xương khớp là bệnh gì?

hien-tuong-dau-nhuc-xuong-khop-toan-va-cach-dieu-tri

Bệnh đau nhức xương khớp có thể làm phiền bất cứ ai

Bệnh đau nhức xương khớp, đau mỏi xương khớp là căn bệnh phổ biến thường mắc ở người già, người trong độ tuổi trung niên. Cơn đau xuất hiện có thể là do thời tiết thay đổi, cũng có thể là do đặc thù công việc phải lao động vất vả, khuân vác hay làm việc sai tư thế….

Bệnh đau xương khớp có thể là dấu hiệu bình thường dễ điều trị nhưng trong trường hợp cơn đau kéo dài tái phát liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn bên trong.

Vì vậy trước khi tham khảo một vài cách chữa đau nhức xương khớp sau đây, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng cụ thể, chẩn đoán bệnh chính xác, nhờ đó sẽ có phương pháp chữa đau xương khớp sao cho phù hợp nhất.

Cách chữa đau nhức xương khớp đơn giản tại nhà

Một vài cách trị đau nhức xương khớp dưới đây, bất cứ ai cũng có thể áp dụng bởi những nguyên liệu bài thuốc đều dễ kiếm, rẻ tiền, an toàn và cách làm đơn giản. Tham khảo ngay cách làm giảm đau nhức xương khớp sau đây để có thể bắt tay vào áp dụng ngay lập tức nhằm đẩy lùi cơn đau nhức mỏi xương khớp được nhanh chóng nhé.

1/ Trị đau nhức xương khớp bằng lá lốt

hien-tuong-dau-nhuc-xuong-khop-toan-va-cach-dieu-tri

Đẩy lùi cơn đau nhức xương khớp bằng bài thuốc từ lá lốt

Có thể nói cách trị đau nhức xương khớp toàn thân hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể phổ biến như chân, tay… từ xa xưa ông cha ta đã phát hiện ra tác dụng đặc biệt của một loại cây có tên lá lốt.

Cây lá lốt được trồng ở rất nhiều gia đình, thậm chí nó còn mọc hoang ở nhiều nơi. Với những bạn sống tại nông thôn, việc tìm kiếm lá lốt chẳng có gì là khó khăn. Còn với những bạn ở thành phố, bạn có thể tìm mua ở các khu vực chợ cóc có bán rất nhiều.

Để giải quyết tình trạng nhức mói xương khớp, mỗi ngày bạn hãy lấy khoảng 20-30g lá lốt tươi hoặc 10g lá lốt khô, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc, đổ 2 bát nước đầy và đun nhỏ lửa đến khi nào còn lại khoảng  nửa bát đến 1 bát nước cốt lá lốt.

Uống nước lá lốt sắc ngay khi còn ấm, nên uống sau bữa tối. Áp dụng cách này liên tục mỗi ngày, trong 1 liệu trình dài 10 ngày, bạn sẽ thấy cơn đau nhức xương khớp toàn thân được giảm thiểu, ngủ ngon hơn, nhờ đó tinh thần cũng sẽ thoải mái hơn.

2/ Trị bệnh đau nhức xương khớp bằng lá ngải cứu

hien-tuong-dau-nhuc-xuong-khop-toan-va-cach-dieu-tri

Ngải cứu rang nóng chườm vào vết đau, tình trạng đau nhức sẽ giảm nhanh chóng

Bên trên chúng ta vừa tìm hiểu về bài thuốc uống điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Mọi người hãy tham khảo thêm bài thuốc đắp từ lá ngải cứu sau đây, áp dụng đồng thời bài thuốc trong uống ngoài đắp, hiệu quả sẽ được nâng cao.

Cách làm:

+ Lá ngải cứu một nắm, rửa sạch rồi sau đó cho vào chảo, rang cùng với muối trắng loại muối hạt to, đảo đều trong khoảng 10 phút rồi sau đó cho cả lá ngải cứu và muối đã được rang này vào một chiếc khăn mỏng, sạch.

+ Bạn chườm chiếc khăn có cuốn ngải cứu này vào khu vực xương khớp bị đau nhức, chườm đến khi nào hỗn hợp nguội thì cho vào rang lại, áp dụng ngày từ 2-3 lần, có thể áp dụng vào buổi tối với mục đích giảm cơn đau giúp bạn ngủ được ngon hơn, không bị cơn đau làm phiền.

3/ Cơn đau nhức xương khớp toàn thân sẽ được đẩy lùi nhờ cây xấu hổ

hien-tuong-dau-nhuc-xuong-khop-toan-va-cach-dieu-tri

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ, loại cây này có tác dụng an thần, chống viêm, giảm đau, lợi tiểu… Y học hiện đại cũng chứng minh cây này có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa mất ngủ, giảm đau rất hiệu quả.

Và bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ đã được ứng dụng trong dân gian hàng trăm năm nay, đều cho ra kết quả rất khả quan. Chỉ cần kiên trì sẽ nhận được tác dụng mang lại. Cùng tham khảo và bắt tay vào áp dụng ngay nhé.

Cách làm:

Tìm rễ của cây xấu hổ, rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ mỏng rồi đem phơi khô. Mỗi ngày bạn lấy khoảng 100g rễ cây xấu hổ đã được phơi khô rồi rang lên, tiếp theo tẩm thêm chút rượu loại 40 độ và rang thêm một lần nữa cho khô.

Nguyên liệu thu được bạn cho vào ấm sắc, đổ 1l nước, đun nhỏ lửa đến khi nào còn khoảng 300 – 400 ml nước là được, chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Bên trên chúng ta vừa tìm hiểu 3 bài thuốc chữa bệnh xương khớp tại nhà cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên những bài thuốc từ tự nhiên này không thể giảm đau cấp tốc trong một sớm một chiều, vì vậy để đẩy lùi cơn đau mỏi xương khớp được hiệu quả, mọi người cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài ít nhất nửa tháng.

Chúc bạn thành công

1 Tháng Ba, 2018by admin
Đau nhức xương khớp

Cách điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhất hiện nay

Đau nhức xương khớp là một chứng bệnh thường gặp ở tuổi già vì buớc vào giai đoạn này cơ thể con người bắt đầu thoái hóa, các chức năng của xương bị suy giảm nhất là lớp sụn làm cho chất nhờn ở sụn bị suy giảm khiến độ ma sát giữa các lớp xương cao nên gây đau khi vận động àm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy cách điều trị đau nhức xương khớp như thế nào hiệu quả chúng ta cùng nhau tìm đọc ở bài viết dưới đây nhé!

Châm cứu giảm đau

Cách châm cứu là một trong những cách điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả và an toàn mà nhiều ngươi sử dụng đặc biệt cách này vô cùng hiệu quả với các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh viêm khớp mãn tính lâu ngày không khỏi. Châm cứu chữa đau nhức xương khớp là một phương pháp chữa đau nhức xương khớp an toàn và đem lại hiệu quả đối với người cao tuổi.

cach-dieu-tri-dau-nhuc-xuong-khop-hieu-qua-nhat

Châm cứu là một phương pháp chữa đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả

Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau là một cách điều trị đau nhức xương khớp được nhiều người sử dụng và đem lại những hiệu quả trị bệnh tức thì, những loại thuốc tân dược có chức năng giảm đau giúp điều trị các cơn đau do đau nhức xương khớp gây ra nhanh chóng và hiệu quả tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng gây nên một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhất là thận và dạ dày. Sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc khiến người bệnh phải tăng liều lượng sử dụng mới đem lại kết quả chữa bệnh.

cach-dieu-tri-dau-nhuc-xuong-khop-hieu-qua-nhat

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị đau nhức xương khớp

Phẫu thuật

Phẫu thuật xương khớp là một trong các cách điều trị đau nhức xương khớp khá hiệu quả nhưng để sử dụng phương pháp này người bệnh cần phải trải qua những xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh. Đây là phương pháp không nên sử dụng đối với người cao tuổi vì ở độ tuổi này chức năng xương và khả năng phụ hồi của người bệnh cũng yếu nên khả năng lành sau phẫu thuật rất lâu thậm chí nhiều trường hợp có thể để lại những di chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí mất khả năng đi lại.

Luyện tập cơ, khớp xương

Nguyên nhân gây bệnh đau khớp chủ yếu là do thoái hóa và suy giảm chức năng của xương khớp nên việc luyện tập các cơ, xương là một việc vô cùng quan trọng vì có thể giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp cũng như phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp . Có rất nhiều hình thức để người bệnh có thể chọn lựa để luyện tập sao cho phù hợp với từng thể trạng của mỗi người. Các hình thức luyện tâp như xóa bóp, massage, đi bộ, đạp xe, cầu lông, thái cực quyền, bơi lội giúp các cơ quan, cơ bắp trên cơ thể người được hoạt động và trở nên dẻo dai.

cach-dieu-tri-dau-nhuc-xuong-khop-hieu-qua-nhat

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp phòng trừ bệnh đau nhức xương khớp

Ngoài những cách điều trị đau nhức xương khớp trên thì việc duy trì và cân bằng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, tránh xa các loại thực phẩm chiên rán, rượu bia, thúc lá sẽ giúp điều trị đau nhức xương khóp hiệu quả.

1 Tháng Ba, 2018by admin
Thoát vị đĩa đệm

Đau lưng dưới ở phụ nữ đừng nên xem thường?

sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng dưới ở chị em

Chị em phụ nữ có thể bị đau lưng dưới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thời gian đau lưng có thể ngắn và tự khỏi nhưng cũng có thể xảy ra thường xuyên và kéo dài, gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, những cơn đau lưng dưới còn có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin bạn cần cảnh giác về chứng đau lưng dưới ở chị em phụ nữ.

Đau lưng dưới ở phụ nữ
Đau lưng dưới ở phụ nữ là tình trạng chị em cần cảnh giác

Đau lưng dưới ở phụ nữ do bệnh gì gây ra?

Chị em phụ nữ có thể bị đau lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến vùng lưng dưới và gây đau thường gặp ở chị em phụ nữ trong cuộc sống gồm có:

1.Tư thế

Những chị em ngồi làm việc quá lâu, ít vận động và sai tư thế có thể khiến cho những cơn đau xảy ra ở vùng lưng dưới. Khi ngồi quá lâu, áp lực trên vùng lưng, đĩa đệm có thể dẫn đến tình trạng đau xuyên suốt vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vùng hông, mông, đùi,… Ngoài ra không thay đổi tư thế còn có thể khiến cho tình trạng đau cơ, căng cơ xảy ra. Từ đó những cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện.

sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng dưới ở chị em
Sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng dưới ở chị em

2.Kỳ kinh nguyệt

Trước mỗi kỳ kinh nguyệt, vùng lưng dưới có cảm giác đau âm ỉ. Đôi khi cảm giác này có thể gây ra khó chịu cả ngày. Quá trình thay đổi hormon trong cơ thể chị em vào những ngày kinh nguyệt cũng có những tác động khiến cho vùng chậu, thắt lưng bị giãn ra gây đau.

3.Viêm, giãn dây chằng và bong gân

Những tổn thương gây ra do viêm, bong gân và giãn dây chằng cũng là một trong những lí do gây ra các cơn đau thắt lưng vùng hông. Với các chị em hoạt động nhiều, thường hay cúi, gập lưng, mang vác nhiều đồ có thể khiến cho những cơn đau rõ rệt hơn.

4.Một số bệnh về thận

Vùng lưng dưới cũng là vị trí của thận, thông thường những cơn đau vùng thắt lưng có thể gây ra các cơn đau. Mức độ có thể nhẹ hoặc quặn thắt thậm chí đau lan ra các vị trí khác như sau lưng, đau lan xuống khu vực hố chậu. Đau do thận có thể xuất hiện theo từng chu kỳ và tùy thuộc vào vị trí của khu vực bị tổn thương.

Một số bệnh về thận có thể gây đau lưng dưới
Một số bệnh về thận có thể gây đau lưng dưới

5.Các bệnh về phụ khoa

Nhiều bệnh phụ khoa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến vùng bụng dưới, thắt lưng và ảnh hưởng lớn đế sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Một số bệnh các chị em cần chú ý trong nhóm bệnh này là:

  • Bệnh viêm vùng chậu.
  • Sa tử cung.
  • Bệnh u xơ tử cung.
  • U nang buồng trứng.
  • Viêm cổ tử cung.
  • Viêm vùng chậu.

6.Các bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm và một số bệnh xương khớp khác có thể dẫn đến tình trạng đau nhức và đau lan từ vùng lưng. Nếu tình trạng bệnh chèn ép nặng có thể kèm theo đau lan xuống các khu vực mông, đùi, chân, dẫn đến tình trạng khó khăn trong vận động. Nặng nề nhất là hậu quả bại liệt vĩnh viễn ở những người bị thoát vị đĩa đệm trầm trọng.

Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất có thể gây đau lưng dưới ở chị em phụ nữ. Khi có các dấu hiệu đau kéo dài kèm theo những yếu tố bất thường khác tốt nhất chị em nên tìm gặp bác sĩ để có những hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những giải pháp và lời khuyên phù hợp cho sức khỏe của mình.

Thông tin hữu ích dành cho bạn

1 Tháng Ba, 2018by admin
Đau nhức xương khớp

Giảm đau khớp tay đơn giản với 7 động tác sau

Đau khớp thực sự rất khó chịu, nhất là khớp tay. Hàng ngày, gần như 90% các hoạt động của chúng ta được thực hiện nhờ sự chuyển động của bàn tay. Vì thế nếu khớp tay bị viêm, tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng bất tiện, khó chịu. Vậy thì còn chần chờ gì mà không bắt tay vào 7 động tác giảm đau khớp tay này ngay lập tức.

Top 7 động tác giảm đau khớp tay tốt hơn cả mong đợi

Động tác 1: Hãy nắm tay

giam-dau-khop-tay

Nắm tay chặt giúp giảm đau khớp

Bạn có thể thực hiện bài tập dễ dàng này bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào tay bạn cảm thấy cứng. Bắt đầu bằng cách giữ tay trái của bạn thẳng, sau đó từ từ nắm tay lại, đặt ngón tay cái của bạn ở bên ngoài bàn tay của bạn. Hãy nắm tay nhẹ nhàng, dần dần bóp chặt lại. Tiếp tục mở bàn tay của bạn lên cho đến khi ngón tay của bạn là thẳng. thực hiện động tác này 10 lần bằng tay trái rồi đổi bên.

Động tác 2: Cong ngón tay

Bắt đầu ở cùng vị trí như trong bài tập trước, với tay trái của bạn giữ thẳng. Gập ngón tay cái xuống hướng lòng bàn tay của bạn. Giữ nó trong vài giây rồi thả ra. Sau đó uốn ngón trỏ xuống hướng lòng bàn tay của bạn. Giữ nó trong vài giây rồi lại duỗi thẳng ra. Lặp lại động tác này với ngón tay còn lại và tất cả các ngón của bàn tay phải.

giam-dau-khop-tay

Gập ngón tay

Động tác 3: Bàn tay hình chữ O

Bàn tay trái hướng thẳng lên. Sau đó, cong 4 ngón tay trỏ, giữa, nhẫn và út của bạn vào bên trong cho đến khi chạm vào ngón cái. Các ngón tay của bạn phải tạo thành hình chữ “O”. Giữ tư thế này trong vài giây rồi buông ra, sau đó lặp lại khoảng 10 lần. Lặp lại bài tập này vài lần một ngày trên mỗi bàn tay. Bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào khi cảm thấu cứng hoặc mỏi, đau khớp tay.

giam-dau-khop-tay

Gập tay hình chữ O

Động tác 4: Uốn cong ngón tay

Đặt bàn tay trái của bạn lên bàn, ngón tay cái chỉ lên phía trên. Giữ nguyên ngón cái tại vị trí đó, uốn bốn ngón còn lại vào trong cho đến khi tay bạn tạo ra một hình chữ “L”. Hãy nhớ nắm chặt 4 ngón cuối vào trong và uốn cong ngón cái. Giữ nó trong vài giây và sau đó duỗi nhẹ nhàng để chúng trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 10 lần và sau đó thực hiện tương tự trên tay phải.

Động tác 5: Nâng ngón tay

Đặt tay trái của bạn lên mặt bàn bằng phẳng, lòng bàn tay úp xuống. Mỗi lần nhấc từng ngón tay lên khỏi bàn, bắt đầu bằng ngón tay cái, nhớ uốn cong hết sức có thể. Giữ mỗi ngón tay khoảng vài giây và sau đó hạ thấp nó. Thực hiện hết các ngón tay bên trái, bạn chuyển sang tay phải. Lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày.

giam-dau-khop-tay

Nhấc ngón tay

Động tác 6: Uốn cổ tay

Đừng quên cổ tay của bạn, chúng rất thường xuyên bị cứng và đau khớp. Để thực hiện động tác uốn cổ tay, duỗi thẳng cánh tay phải của bạn ra, bàn tay hướng lên trên. Dùng bàn tay trái bẻ nhẹ cổ tay lên trên cho đến khi bạn cảm thấy một lực căng trong cổ tay và cánh tay của bạn. Giữ động tác này trong vài giây. Lặp lại 10 lần rồi đổi bên.

giam-dau-khop-tay

Căng duỗi

Thật đơn giản để thực hiện những động tác giảm đau khớp này. Đừng lười biếng nữa, hãy bắt đầu để khớp tay vận động ngay lúc này nhé.

1 Tháng Ba, 2018by admin
Page 20 of 69« First...10«19202122»304050...Last »

Ý kiến phản hồi

Bài viết được xem nhiều nhất

Cách chữa đau dây thần kinh cổ nào hiệu quả hiện nay?

Triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp sụn

Đau ở khớp gối và những vấn đề người bệnh nên biết

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để HỒI PHỤC thần tốc

Kiến thức về bệnh viêm đa khớp và cách chữa viêm khớp dạng thấp khỏi triệt để

Bài viết mới nhất

Cách chữa đau dây thần kinh cổ nào hiệu quả hiện nay?

đau nhói ở giữa lưng bên trái

Bị đau nhói ở lưng bên trái là bị gì?

Đau nhức đầu sau gáy bên phải, bên trái là bệnh gì?

Giá thuốc Glucosamine Extra 700 của Đức là bao nhiêu?

Vì sao lại bị đau giữa lưng trên?

Vì sao lại bị đau giữa lưng trên?

"Nhà thuốc Đông y Tâm Minh Đường - Thương hiệu vàng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người Việt"

Xem thêm

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt, an toàn và đáng tin?

© 2015 copyright
Về chúng tôi / Chính sách / Liên hệ