-
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Thần kinh tọa
  • Đau nhức xương khớp
  • Bệnh xương khớp khác
    • Đau vai gáy
    • Đau đầu gối
    • Tê bì chân tay
    • Phong thấp
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa khớp
Thấp khớp
Viêm khớp
Thần kinh tọa
Đau nhức xương khớp
Bệnh xương khớp khác
    Đau vai gáy
    Đau đầu gối
    Tê bì chân tay
    Phong thấp
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Thần kinh tọa
  • Đau nhức xương khớp
  • Bệnh xương khớp khác
    • Đau vai gáy
    • Đau đầu gối
    • Tê bì chân tay
    • Phong thấp
 -
Viêm khớp

Viêm khớp vai là gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào?

Nếu đột nhiên thời gian gần đây bạn cảm thấy hai khớp vai đau âm ỉ, khó cử động thì hãy cẩn thận, viêm khớp vai có thể đã tìm đến bạn. Đó là căn bệnh gì, viêm khớp vai có nguy hiểm không và liệu có cách nào chữa dứt điểm? Hãy cùng dành 1 phút tìm hiểu nhé.

Tổng quan về bệnh viêm khớp vai

Giải phẫu

Viêm khớp vai

Vai của bạn được hình thành từ ba xương: xương cánh cụt, xương chậu và xương đòn và 2 khớp: khớp xương sườn và khớp xoay tròn.

Đầu xương cánh tay trên của bạn tiếp nối với ổ khớp tròn trong lưỡi vai của bạn. Trong khi đó, cơ và gân giữ xương cánh tay tập trung vào ổ khớp vai của bạn để cánh tay có thể xoay 360 độ theo trục khớp.

Cả hai có thể bị ảnh hưởng bởi viêm khớp song ổ khớp tròn thỳ dễ gặp hơn.

Viêm khớp vai thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Nếu xuất hiện ở người trẻ tuổi vì viêm khớp vai thường là kết quả của một loại chấn thương nào đó.

Triệu chứng của viêm khớp vai

Giống như hầu hết các bệnh viêm khớp các, triệu chứng chính là viêm khớp vai chính là những cơn đau. Thường đi đau khớp vai xuất hiện khi chúng ta vận động vai hoặc sau một thời gian dài nằm ngủ, ví dụ như buổi sáng thức dậy chẳng hạn.

Hạn chế vận động

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động rất nhiều. Nếu như bình thường chúng ta có thể xoay 360 độ quanh trục khớp vai thì điều đó giờ trở nên rất khó khăn. Nếu cố gắng, bạn sẽ thấy đau dữ dội, đôi khi khớp vai còn phát ra tiếng rắc rắc, lạo xạo hoặc ọp ẹp…

Vậy viêm khớp vai có nguy hiểm không?

Đó là câu hỏi của rất nhiều người. Đương nhiên, căn bệnh này chẳng thế nào cướp đi mạng sống của bạn. Nhưng nếu không chữa trị, viêm khớp vai sẽ để lại rất nhiều biến chứng sau:

  • Thể viêm cấp tính: đau dữ dội, đột ngột, lan lên cả gáy, đầu, cổ rồi xuống cánh cánh tay, bàn tay, lan ra cả sau lưng.
  • Thể liệt cứng, thể hãm khớp: vận động rất khó khăn, cứng khớp vai và đau đớn hơn cả thể cấp tính.
  • Thể đau khớp: ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Thể liệt vai: vai hẹp một cách rõ ràng, tay không cử động được, thậm chí liệt luôn cả khớp vai.
  • Viêm gân, viêm túi thanh mạc…

Nhìn vào những biến chứng trên, chúng ta hoàn toàn có thể tự trả lời được câu hỏi “viêm khớp vai có nguy hiểm không”. Nguy hiểm đôi khi không chỉ nằm ở chuyện sống chết. Việc mất đi khả năng sử dụng vai và cánh tay mới chính là mối lo lắng hàng đầu. Án treo “tàn phế” đôi khi còn kinh khủng hơn cả cái chết, đó là điều ai cũng hiểu. Vì thế, bạn đừng chủ quan, hãy điều trị ngay khi còn có thể.

Vậy viêm khớp vai điều trị như thế nào?

+ Nghỉ ngơi:  Điều này không có nghĩa là bạn phải dừng lại và không làm gì. Hãy biết cách vận động khớp vai đúng cách. Chẳng hạn khi mặc áo, bạn nên chọn áo có khuy hoặc áo thun để dễ dàng chui qua đầu…

+ Dùng thuốc: thuốc Tây Y để điều trị cơn đau cấp và thảo dược Đông Y để chữa tận gốc rễ của bệnh.

+ Tập luyện: Có rất nhiều bài tập chuyên biệt được sử dụng để tăng tính linh hoạt cho khớp vai.

+ Áp dụng nhiệt nóng lạnh để giảm đau

Vật lý trị liệu khớp vai

+ Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật, bao gồm:

  • Thay khớp vai: Thay thế toàn bộ vai bằng một khớp nhân tạo.
  • Thay thế đầu xương cánh tay trên: Lựa chọn này được sử dụng để điều trị viêm khớp vai xương sườn.
  • Loại bỏ một phần nhỏ cuối xương đòn: được chỉ định để điều trị viêm ổ khớp tròn và các rắc rối liên quan đến sự chuyển động linh hoạt của cánh tay.

Cũng như bất kỳ cuộc giải phẫu nào, mổ khớp vai cũng có những rủi ro nhất định và các biến chứng tiềm ẩn.

Giờ thì bạn đã hiểu viêm khớp vai có nguy hiểm không và chữa trị thế nào rồi chứ. Viêm khớp vai là một phần của các vấn đề xương khớp, vì thế không thể điều trị trong ngày một ngày hai được. Kiên trì, lạc quan là hai yếu tố sống còn giúp bạn thoát khỏi chứng bệnh đáng ghét này.

Xem thêm:

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi không và chữa thế nào?

Làm sao để ĐÁNH BAY  chứng viêm khớp cổ tay, khủy tay, ngón tay?

19 Tháng Tám, 2017by admin
Viêm khớp

Viêm khớp cùng chậu có CHỮA KHỎI được không và chữa như thế nào?

Viêm khớp cùng chậu là một trong những căn bệnh phổ biến, nhưng lại có rất ít người hiểu rõ về nó. Thông thường, căn bệnh này đa số xuất hiện ở nữ trong thời kỳ mang bầu hoặc sinh xong. Tuy nhiên, thực tế viêm khớp cùng chậu cũng là một vấn đề hết sức đáng lưu ý. Để hiểu hơn về chứng bệnh này cũng như tìm ra phương án giải quyết, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Viêm khớp cùng chậu

Tìm hiểu bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới và nữ giới

Xương cùng chậu nằm giữa 2 mông, phía sau 2 cánh xương chậu và tiếp giáp giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng. Viêm khớp cùng chậu là hiện tượng 2 khớp cùng chậu bị viêm, khiến người bệnh đau đớn dữ dội, nhất là lúc ngồi. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với chúng đau thắt lưng và đau thần kinh tọa.

Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

Nguyên nhân:

  • Do bệnh lý đường tiết niệu: viêm trực tràng, viêm đại tràng, viêm đường tiết niệu.
  • Mang thai: thai nhi bị chèn ép khiến ứ đọng đường tiết niệu, máu kém lưu thông nên gây viêm nhiễm vùng xương chậu.
  • Vệ sinh vùng kín kém gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng cùng kèm theo dấu hiệu teo mông.
  • Đau dữ dội khi cử động mạnh, bệnh nhân không thể xoay hay nghiêng người hay ngồi lâu một chỗ.
  • Đau xương cùng chậu kèm tê cứng hai chân
  • Đau bụng dưới âm ỉ, đại tiện thấy đau và có mùi, chảy máu.
  • Quan hệ thấy đau, rét run người, sốt, nôn, buồn nôn…
  • Đau lan xuống đùi và teo cơ vùng mông đùi.
  • Mất ngủ, lo lắng, bất an, khó chịu

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Nếu như ở nữ giới, viêm khớp cùng chậu xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ mang thai và sau sinh với nguyên nhân chính liên quan đến đường tiết niệu thì ở nam giới lại có nhiều điểm khác biệt. Ngày nay tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp cùng chậu ở nam giới đang tăng nhanh, ẩn giấu sau đó là hàng loạt căn bệnh nguy hiểm. Một số nguyên nhân sau có thể là lý do khiến các quý ông bị đau vùng xương chậu:

  • Viêm đại tràng
  • Viêm ruột thừa
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Loãng xương
  • Viêm khớp cùng chậu
  • Bệnh đường tình dục
  • Bệnh lý cột sống: viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, cột sống dính khớp…

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Biểu hiện viêm khớp cùng chậu ở nam giới

  • Đau cột sống thắt lưng cùng, vùng chậu hông giữa 2 mông.
  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, tăng lên lên người bệnh cúi ngửa, xoay, ngồi lâu, lái xe máy đường xa…
  • Tê cứng khớp xương chậu và đau lan xuống hai chân, đùi, cẳng chân như bị đau thần kinh tọa.
  • Teo cơ đùi, cơ mông nếu để lâu

Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

Viêm khớp cùng chậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm cũng như điều trị đúng cách. Muốn chữa dứt điểm phải căn cứ vào nguyên nhân gốc rễ. Nhiều trường hợp cứ nghĩ mình bị thoái hóa cột sống hay đau thần kinh tọa nên uống thuốc Đông Tây mãi mà không khỏi. Tốt nhất, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chụp X-quang để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Nếu bệnh xuất hiện do các nguyên nhân như viêm đường tiết niệu hay bệnh lý cột sống, đại tràng… thì phải chữa đồng thời cả tác nhân và triệu chứng.

Thường thì viêm khớp cùng chậu ở nam giới còn khó chữa trị hơn nữ giới, lý do là bởi tình trạng của họ xuất phát từ những bệnh lý khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần lo lắng “viêm khớp cùng chậu có chữa được không” bởi  y học hiện nay rất phát triển. Chúng ta có thể kiểm soát và điều trị, hồi phục khớp cùng chậu lên tới 90% so với ban đầu, miễn là kiên trì mà thôi.

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông Y

Tại sao lại là Đông Y mà không phải Tây Y. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến điều này là bởi Đông Y thực sự là một phương pháp hiệu quả và đặc biệt an toàn. Không thể phủ nhận những hiệu quả mà thuốc Tân dược mang lại, những đứng giữa cái được và mất, chúng ta nên chọn con đường chậm mà chắc chứ đừng vì cái lợi trước mắt – nhanh mà ẩu được.

Viêm khớp cùng chậu được Đông Y xếp vào chứng Tý và Yêu Cướp Thống. Do vậy cả nữ giới và viêm khớp cùng chậu ở nam giới đều dùng phép khơi thông khí huyết, bồi bổ lục phủ ngũ tạng và đưa phong hàn thấp ra ngoài. Mỗi một thể viêm khớp cùng chậu sẽ có một bài thuốc điều trị riêng:

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm điều trị viêm khớp cùng chậu. Hãy nhớ rằng vùng xương chậu ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động của cơ thể, vì thế điều trị sớm ngày nào là bạn có cơ hội phục hồi ngày đó.

Xem thêm:

Làm sao để ĐÁNH BAY chứng viêm khớp cổ tay, khủy tay, ngón tay?

“Té ngửa” với 8 nguyên nhân viêm khớp dạng thấp mà bạn không hề hay biết

 

19 Tháng Tám, 2017by admin
Viêm khớp

Làm sao để ĐÁNH BAY chứng viêm khớp cổ tay, khủy tay, ngón tay?

Đau khớp cổ tay là một trong những chứng viêm khớp tay phổ biến nhất. Không những thế, viêm còn có thể ảnh hưởng cả tới các vùng khác như khủy tay, ngón tay… Vậy phải làm sao để ứng phó với chúng nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này?

Tìm hiểu sơ lược về bệnh viêm khớp cổ tay – khủy tay – ngón tay

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay là một chứng viêm khớp tay phổ biến nhất. Cổ tay là nơi chúng ta có thể xoay chuyển và sử dụng linh hoạt cả bàn tay. Vì thế khi bê, xách hay bất cứ hoạt động nào thì cổ tay cũng là nơi chịu nhiều áp lực nhất và dễ tổn thương nhất.

Viêm khớp cổ tay

Nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì các sụn khớp, dây chằng, cơ cổ tay càng yếu đi. Khi đó, bao khớp bị bong tróc rồi viêm, xương dưới sụn cũng mọc gai và xơ hóa.
  • Tính chất công việc: công nhân, nội trợ… hay phải làm đi làm lại những công việc bằng tay một thời gian dài có thể khiến khớp cổ tay bị viêm.
  • Chấn thương: một số vấn động quá mạnh, tai nạn, ngã, gãy xương, tổn thương sụn khớp có thể tạo ra những ổ viêm khớp tay mà chúng ta không hề hay biết.
  • Bệnh xương khớp liên quan: thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ, tay, hội chứng De Quervain, loãng cương, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp…

Viêm khớp khủy tay

Khủy tay là cấu trúc nối giữa xương cánh tay đầu trên và xương đầu dưới với nhau. Nó bao gồm cánh tay, quay, trụ. Xung quanh khủy tay là các dây chằng và cơ liên kết với nhau để tạo ra khả năng gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Nếu khớp khủy tay bị viêm, mọi hoạt động đó sẽ bị ảnh hưởng, cả cánh tay gần như bị hạn chế vận động.

Viêm khớp khủy tay

Viêm khớp khủy tay nằm trong hệ thống viêm khớp tay. Nguyên nhân gây ra hội chứng này cũng có những điểm giống và khác với viêm khớp cổ tay:

  • Viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến viêm nhiều vị trí khớp như khủy tay, cổ tay, viêm khớp ngón tay cái, bàn tay, cổ chân…
  • Thoái hóa khớp khủy tay: thời gian có thể tàn phá tất cả, kể cả khớp khủy tay của bạn.
  • Công việc và thể thao: công việc sử dụng thao tác tay lặp đi lặp lại như các công nhân trong dây chuyền sản xuất hay vận động viên tennis dùng lực tay quá nhiều…
  • Bệnh khớp chuyển hóa như vôi hóa sụn khớp hay khớp dạng gout cũng có thể gây viêm khớp cổ tay.
  • Chấn thương khớp khủy tay
  • Viêm gây

Viêm khớp ngón tay

Nguyên nhân viêm khớp ngón tay:

  • Thoái hóa khớp ngón tay bàn tay
  • Thiếu hụt canxi
  • Chấn thương
  • Lao động tay chân, chơi thể thao, đánh máy tính quá nhiều, giặt giũ và rửa bát thường xuyên liên tục…

Trong phạm vi chứng bệnh này thì viêm khớp ngón tay cái cũng là một vấn đề nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chính xác khiến ngón tay cái của người bệnh bị đau cứng không rõ, nhưng có thể kể đến một số yếu tố như: di truyền, sự lão hóa, chấn thương, thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn…

Viêm khớp ngón tay cái

Điều trị bệnh viêm khớp tay như thế nào?

Hầu hết các chứng viêm khớp cổ tay, khủy tay, ngón tay… đều có thể kết hợp các phương pháp điều trị như sau:

  • Giảm đau tạm thời: dùng thuốc Tân dược giảm đau hoặc chườm nóng, lạnh. Nếu dùng thuốc Tân dược thì nên cân nhắc không được sử dụng lâu dài để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tập luyện: thực hiện các động tác chuyên biệt cho khớp tay để tăng cường sự dẻo dai.
  • Điều trị tận gốc: Dùng thuốc Đông Y để hoạt huyết, khơi thông ứ trệ, bổ gân mạnh cốt và khôi phục chức năng vận động của tay.
  • Vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt: giảm đau an toàn và thư giãn gân cốt.

Trên đây là một thông tin xoay quanh bệnh viêm khớp cổ tay – khủy tay – ngón tay mà người bệnh hay mắc phải nhất. Nếu bạn đang làm những công việc sử dụng tay nhiều hoặc có yếu tố có thể khiến khớp tay tổn thương thì hãy đề phòng ngay từ bây giờ. Bởi nếu không chữa trị kịp thời, nguy cơ cứng khớp, liệt khớp là hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem thêm:

“Vạch mặt” những triệu chứng viêm khớp dạng thấp đang làm phiền bạn

“Mổ xẻ” những loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu hiện nay

 

19 Tháng Tám, 2017by admin

Ý kiến phản hồi

Bài viết được xem nhiều nhất

Cách chữa đau dây thần kinh cổ nào hiệu quả hiện nay?

Triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp sụn

Đau ở khớp gối và những vấn đề người bệnh nên biết

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để HỒI PHỤC thần tốc

Kiến thức về bệnh viêm đa khớp và cách chữa viêm khớp dạng thấp khỏi triệt để

Bài viết mới nhất

Cách chữa đau dây thần kinh cổ nào hiệu quả hiện nay?

đau nhói ở giữa lưng bên trái

Bị đau nhói ở lưng bên trái là bị gì?

Đau nhức đầu sau gáy bên phải, bên trái là bệnh gì?

Giá thuốc Glucosamine Extra 700 của Đức là bao nhiêu?

Vì sao lại bị đau giữa lưng trên?

Vì sao lại bị đau giữa lưng trên?

"Nhà thuốc Đông y Tâm Minh Đường - Thương hiệu vàng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người Việt"

Xem thêm

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt, an toàn và đáng tin?

© 2015 copyright
Về chúng tôi / Chính sách / Liên hệ