-
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Thần kinh tọa
  • Đau nhức xương khớp
  • Bệnh xương khớp khác
    • Đau vai gáy
    • Đau đầu gối
    • Tê bì chân tay
    • Phong thấp
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa khớp
Thấp khớp
Viêm khớp
Thần kinh tọa
Đau nhức xương khớp
Bệnh xương khớp khác
    Đau vai gáy
    Đau đầu gối
    Tê bì chân tay
    Phong thấp
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Thần kinh tọa
  • Đau nhức xương khớp
  • Bệnh xương khớp khác
    • Đau vai gáy
    • Đau đầu gối
    • Tê bì chân tay
    • Phong thấp
 -
Thoát vị đĩa đệm

Hoang mang bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không

Hoang mang bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không

Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề đang được nhiều người trẻ lo lắng khi mắc phải căn bệnh này trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà hiện nay, thoát vị đĩa đệm đang rất phổ biến ở những người trẻ và để lại rất nhiều hậu quả khó lường. Cùng điểm qua một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm qua bài viết sau đây.

Hoang mang bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm trong độ tuổi sinh sản thường rất lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Có chăng cũng chỉ ảnh hưởng chút đến đời sống sinh hoạt “phòng the” của người bệnh mà thôi.

Bên cạnh đó không ít người, đặc biệt là nam giới cũng có những câu hỏi liên quan như: Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý? Chúng tôi cũng muốn gửi câu trả lời thêm đến cánh mày râu là: Thoát vị đĩa đệm không hề gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, không ảnh hưởng đến sinh lý. Nhưng gây trở ngại và khó khăn trong sinh hoạt tình dục. Bởi, những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà cả khi quan hệ vợ chồng ở những tư thế không phù hợp có thể gây đau nhức, khó chịu vì thế gây ra tâm lý lười yêu đối với người bệnh.

Hoang mang bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không

Tuy không ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông nhưng đối với chị em phụ nữ cũng có một vấn đề đáng lo ngại. Đó chính là quá trình mang thai sẽ trở thành khó khăn mệt mỏi và khó khăn hơn. Phần xương cột sống người bệnh đã bị ảnh hưởng và yếu đi do các cơn đau thoát vị đĩa đệm gây ra. Đến khi mang thai, thai nhi càng lớn thì phần xương cột sống sẽ chịu sức nặng và áp lực đè nén bởi cơ thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ có nên mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm?

Khi mang thai, các cơ khớp sẽ phải chống đỡ một lớn, do đó tác động rất lớn đến vùng cột sống. Đặc biệt, những tháng cuối kỳ, sức chèn ép càng mạnh khiến cơn đau càng nặng thêm. Chính vì thế, những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh cùng với chuyên gia xương khớp.

Hoang mang bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không

Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, nên chú ý đến vấn đề sinh hoạt vợ chồng cũng như quá trình mang thai:

  • Giảm tần suất quan hệ tình dục. Khi làm “chuyện ấy” nên chú ý các tư thế sao cho phù hợp, tránh tư thế không đúng khiến bệnh càng nặng thêm, ảnh hưởng đến tâm lí cũng như sinh hoạt vợ chồng.
  • Nếu tình trạng đau khó chịu, nên sử dụng thiết bị hỗ trợ giảm đau như đeo đai lưng.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp, như canxi, khoáng chất và vitamin A, E có trong tôm, cá, rau củ quả, các loại sữa,…
  • Hạn chế uống nước ngọt và nước uống có cồn, vì chúng sẽ khiến bệnh càng nặng thêm.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục mỗi ngày, giúp cho xương khớp khỏe mạnh và dẻo dai, đồng thời ngăn ngừa những tổn thương lên cơ khớp về sau.
  • Chú ý các tư thế khi làm việc, sinh hoạt. Nên nghỉ ngơi và thư giãn khi có triệu chứng đau nhức xuất hiện.
  • Thường xuyên thăm khám định kì để kịp thời theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.

Hoang mang bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không

Từ những phân tích trên, chắc hẳn các bạn cũng đã tìm được câu trả lời người bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không? Các chuyên gia khuyên rằng, để an toàn hơn cho sức khỏe mẹ và bé cũng như hạn chế được những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra trong quá trình mang thai chị em nên chữa trị xong bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, dù bệnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh, nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người bệnh. Do đó, cách tốt nhất là khi có triệu chứng mới xuất hiện, chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp chữa trị sớm, tránh ảnh hưởng đến xương khớp cũng như khả năng sinh sản về sau.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

26 Tháng Năm, 2018by admin
Thoát vị đĩa đệm

Cách chữa bệnh Thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm đúng cách và đúng thời điểm đó là cách giúp bạn loại bỏ nhanh các triệu chứng đau tê hông, đau cột sống thắt lưng,… Vậy chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào mới mang lại kết quả cao?

Để có thể chữa khỏi thoát vị địa đệm, việc đầu tiên các bạn cần làm đó là hiểu rõ hơn về bệnh.

Hiểu rõ hơn về đĩa đệm cột sống con người

Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: Vì sao càng về già chiều cao chúng ta càng giảm không, mặc dù bản vẫn cung cấp đầu đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK II Lê Hữu Tuấn (Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Trung Ương) cho biết: Tuổi tác càng cao, chức năng hệ xương khớp bắt đầu bị suy giảm, mức độ canxi trong xương giảm dần gây loãng xương. Do đó, xương của con người có dấu hiệu thoái hóa và giảm dần theo thời gian (chiều cao tỷ lệ nghịch với tuổi tác). Hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do lớp đĩa đệm trong cột sống bị chèn ép và gây suy giảm chiều cao.

Thoát vị đĩa đệm

Hiểu rõ hơn về đĩa đệm cột sống con người

Bác sĩ Hữu Tuấn cung cấp thêm: Theo cấu trúc và chức năng của đĩa đệm, thành phần cấu tạo đĩa đệm bao gồm ba phần chính như bao sơ, nhân keo (nhân nhầy) và tấm sụn tấn cùng. Trong đó, bao sơ được cấu tạo bằng sợi sun collagen thường có độ đàn hồi cao. Nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ lớp nhân keo bên trong chống lại các lực căng vặn xoắn hoặc hướng ngang. Còn nhân keo có tính ngậm nước. Khi bị tác động bởi một lực, chúng sẽ giải phóng ra nước và làm phân tán lực tán động. Ngoài ra, tấm sụn tận cùng nằm giữa đốt sống với lớp ngoài bao xơ có tác dụng bảo vệ sụn và xương.

Chính vì vậy, khi chúng ta hoạt động nhiều hoặc ngồi lâu một chỗ dẫn đến chức năng nâng đỡ của đĩa đệm giảm dần, gây thoát vị đĩa đệm.

I/ Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Cũng theo bác sĩ Lê Hữu Tuấn, thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị ép lồi ra ngoài, lệch khỏi vị trí bình thường và dẫn đến tình trạng gây chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.

Bên cạnh đó, dựa vào cấu trúc đĩa đệm mô tả bên trên, các bạn cũng có thể hiểu thoát vị đĩa đệm theo cách đó là nhân nhầy (nhân keo) đĩa đệm nằm giữa các đốt sống thoát ra khỏi các sợi bao bọc bên ngoài.

Bác sĩ Tuấn cho biết thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào trên cột sống, điển hình nhất đó là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh xảy ra do đĩa đêm cột sống thắt lưng gây đè ép vào rễ dây thần kinh gây đau nhức ở vùng thắt lưng và đau lan xuống chân. Còn đối với thoát vị cột sống cổ, gây đau nhức vùng cổ, vài gáy và có khi xuất hiện tình trạng tê tay nếu rễ dây thần kinh cánh tay bị chèn ép.

1/ Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Theo thống kê cho thấy, khoảng 17% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm 21,3%. Và hàng năm nước Mỹ chi trả khoảng viện phí điều trị cho căn bệnh này chiếm 2 tỷ USD. Điều này cho thấy, thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng tăng dần lên. Vậy nguyên nhân nào khiến người bệnh mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cụ thể như sau:

  • Sai tư thế: Bê vác nặng, sai tư thế làm cho cột sống của chúng ta phải gồng lên, 2 đốt sống liên tiếp bị dồn lại với nhau dẫn đến bao xơ dễ bị tổn thương, rách ra và làm cho đĩa đệm bị chệch ra ngoài.
  • Thường xuyên ngồi, đứng ở 1 tư thế, ít vận động: Thường xuyên trong 1 tư thế sẽ khiến khí huyêt lưu thông kém, lượng máu đến các cột sống, đĩa đệm bị thiếu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng bị xơ hoá, tổn thương ở đĩa đệm.
  • Thoái hoá cột sống: Ở những người bị thoái hoá cột sống, phần sụn tại các đốt sống bị tổn thương làm thay đổi cấu trúc khiến các màng xương thoái hoá, dễ bị rách và các nhân đệm dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Chấn thương cột sống: Các lực tác động mạnh của chấn thương gây đứt rách vòng sợi đĩa đệm, nhân nhầy chuyển dịch ra khỏi ranh giới giải phẫu của nó, hình thành thoát vị đĩa đệm.
  • Di truyền: Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn đứa trẻ có bố mẹ bình thường.

2/ Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều biểu hiện khác nhau và các biểu hiện này còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, vị trí thoát vị đĩa đệm hay thể thoát vị. Hầu hết mọi trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, thoát vị cột sống thắt lưng và cổ là hai trường hợp phổ biến, rất hay gặp nhất ở người bệnh.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm

Biểu hiện đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:

#. Đau cánh tay và chân

Nếu vị trí đĩa đệm của bạn nằm ở lưng dưới, triệu chứng đau nhức dữ dội ở vùng mông và đùi, bắp chân sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, cơn đau có khi lan rộng đến vùng bàn chân và gót chân hoặc các ngón chân. Nếu vị trí thoát vị của bạn xảy ra ở cổ, các bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng cổ và vai, cánh tay. Cơn đau này có thể diễn ra mạnh mẽ hơn khi bạn ho hoặc hắt xì, vận động cột sống,…

Chẳng hạn như:

+ Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Người bệnh thường có các biểu hiện đau dọc vùng sau gáy. Cơn đau mỏi có thể lan rộng ra hai cánh tay. Trong một số trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tê bì dọc theo cánh tay hoặc tê bì bàn tay, ngón tay và đốt ngón tay. Hoặc cũng có trường hợp, người bệnh thoát vị cột sống cổ gặp phải biểu hiện cơn đau bốc lên đỉnh đầu, gây hoa mắt, chóng mặt và đau tức hốc mắt,…

+ Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Thường người bệnh có biểu hiện đau ngang vùng thắt lưng và đau liên sườn. Cơn đau có biểu hiện chạy dọc theo sợi dây thần kinh xuống dưới đùi rồi bắp chân và ảnh hưởng đến bàn chân và ngón chân, đốt ngón chân,… Những cơn đau rút có thể xảy ra bất chợt khi bệnh nhân cúi hoặc ngửa. Ngồi lâu với một tư thế không đổi cũng chính là yếu tố khiến cơn đau thắt lưng dữ dội hơn.

# Tê hoặc ngứa râm ran

Chúng ta có thể bắt gặp triệu chứng tê và ngứa râm ran như kiến bò hay kim chích ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Bởi khi bị bệnh, sợi dây thần kinh ở sau cột sống bị chèn ép dẫn đến máu lưu thông không đều và gây tê bì và ngứa.

# Yếu cơ 

Cơ bắp trong cơ thể thực hiện chức năng giữ cân bằng và duy trì căng cơ. Vì vậy, một khi cơ bắp bị suy yếu cơ thể sẽ mất đi khả năng giữ thăng bằng, gây vấp ngã hoặc giảm khả năng nâng giữ vật.

Đây là hiện tượng thường gặp ở những ai bị bệnh thoát vị đĩa đệm, bởi cơ bắp được phục vụ bởi các sợi dây thần kinh. Điều này có nghĩa, các sợi dây này bị ảnh hưởng do bệnh sẽ có xu hướng suy yếu và kéo theo khả năng hoạt động của cơ bắp cũng yếu dần.

3/ Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Một vài biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như

# Một vài biến chứng trầm trọng hơn

Người bệnh sẽ bị cơn đau nhức do bệnh gây ra hành hạ, thậm chí cơn đau có thể tăng lên mức độ cao hơn khiến bệnh nhân không thể hoạt động như thường ngày. Cụ thể như rối loạn chức năng vận động, bị liệt hai chân sau do rễ dây thần kinh chi phối.

Biên chứng thoát vị đĩa đệm

Biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm có thể gây teo cơ, bại liệt

# Rối loạn chức năng ruột hay bị bàng quang

Ở một số trường hợp người bệnh có hội chứng equina cauda có thể sẽ cảm thấy đau tiểu nhưng lại khó đi do bàng quang bị ảnh hưởng.

Tình trạng này xảy ra khi tủy sống không mở rộng vào phần bên dưới ống tủy sống. Khi đó, ngay bên dưới phần thắt lưng, tủy sống sẽ tách thành các nhóm rễ dây thần kinh dài giống chùm đuôi ngựa còn gọi là cauda equina. Khi bị thoát vị đĩa đệm các dây thần kinh này sẽ bị nén lại và gây mất kiểm soát ở ruột và rối loạn cơ thắt bàng quang.

# Rối loạn cảm giác

Đây có thể là biến chứng lâu dài của bệnh. Lúc này, đĩa đệm bị trượt khiến dây thần kinh bị nén lại và khiến người bệnh mất cảm giác ở phần đùi bên trong, khu vực xung quanh trực tràng và phía sau chân.

II/ Cách chữa thoát vị đĩa đệm nào hiệu quả hiện nay

Thoát vị đĩa đệm có nhiều phương pháp điều trị, từ phương pháp điều trị bảo tồn (nội khoa) đến phương pháp điều trị phẫu thuật (ngoại khoa)

1/ Cách điều trị thoát vị đĩa đệm theo Tây y

Đây là phương pháp phổ biến, chiếm 70-80% trong các liệu trình điều trị, thường được áp dụng ở giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (phồng lồi đĩa đệm). Điều trị nội khoa có tỷ lệ thành công lên tới 95% nếu điều trị đúng cách, đúng chỉ định.

Một số cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm theo Tây y như sau:

# Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

Thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm từ mức độ nhẹ, mới khởi phát hoặc trung bình. Một số loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, được bác sĩ chỉ định dùng như sau:

+ Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm không kê toa:

  • Thuốc giảm đau không kê toa: Các loại thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ chỉ định dùng nếu trường hợp bệnh của bạn ở mức độ nhẹ. Cụ thể như naproxen (Aleve và một vài loại khác) hoặc ibuprofen (Motrin IB, Advil).
  • Acetaminophen: Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh cho các triệu chứng đau nhức tại vùng xương khớp bị thoát vị.
Thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm

Thuốc Tây được bác sĩ khuyến nghị sử dụng điều trị thoát vị đĩa đệm

+ Thuốc chữa thoát vị kê toa:

  • Thuốc chống gây nghiện: Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc như codeine hoặc cũng có thể kết hợp với oxycodone-acetaminophen (OxyContin và Percocet), nếu trường hợp bệnh của bạn nặng và thuốc không kê đơn không có tác dụng. Thuốc này chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, bởi thuốc có gây tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, buồn nôn,…
  • Thuốc chống co giật: Các loại thuốc này được thiết kế để kiểm soát các cơn co giật do bệnh gây ra một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các thuốc còn điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có thể được bác xi kê đơn khi bạn bị thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến co thắt cơ cột sống. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ thường gặp đó là gây chóng mặt.
  • Steroid đường uống: Thuốc được dùng để giảm đau nhưng không được sử dụng trong thời gian dài, bởi tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tiêm cortisone (Corticosteroids) ngoài màng cứng trong trường hợp nặng: Đây là thuốc có tác dụng ức chế viêm mạnh được tiêm trực tiếp vào các vùng lân cận dây thần kinh cột sống. Thuốc giúp làm giảm đau một cách nhanh chóng do hệ thần kinh bị chèn ép ngay trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, thuốc này có thể mất tác dụng với các liều sau đó. Bác sĩ khuyến cáo chỉ có thể tiêm 3 lần trong năm và không nên vượt quá liều điều trị.

⇒ Cảnh báo rủi ro:

Thuốc tây chỉ có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, bệnh có thể tái phát trở lại. Ngoài ra, thuốc có tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài, không đúng liều lượng và cách dùng. Cho nên, người bệnh cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

# Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được thiết kế để điều trị thoát vị đĩa đệm mang lại kết quả cao, giúp giảm sự đau đớn xảy ra ở đĩa đệm bị thoát vị, cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt xương khớp cho người bệnh.

Các phương pháp vật lý trị liệu cụ thể như sau

  • Liệu pháp nóng và lạnh: Đây là biện pháp sử dụng nhiệt để giúp lưu thông máu đến các cơ quan, hệ xương khớp tốt hơn. Máu với vai trò là chất trung gian giúp chữa lành và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, đặc biệt vùng bị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, khác hẳn với liệu pháp nóng, liệu pháp lạnh làm chậm quá trình lưu thông và giúp giảm co thắt, giảm đau và viêm hiệu quả.
  • Massage mô sâu: Nếu chẳng may bạn bị thoát vị đĩa đệm, liệu pháp massage mô sâu chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạ. Bởi phương pháp này không chỉ sử dụng áp lực để làm giảm sự co thắt hay căng cơ mà giúp tăng cường chuyển động tại các khớp bị thoát vị, giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn.
  • Kích thích dây thần kinh điện xuyên qua da bằng máy TENs: Phương pháp sử dụng dòng điện để kích thích hệ cơ bắp bằng cách dùng miếng dán điện dán vào các điểm chính trên da. Với dòng điện nhỏ được truyền qua da, giúp kích thích sản sinh hormone endorphin, giúp giảm đau một cách tự nhiên.
  • Lực kéo: Mục đích của biện pháp lực kéo giúp làm giảm sự tác động của lực hấp dẫn lên cột sống, làm giảm thoát vị.

Ngoài các liệu pháp nếu trên, bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm để kiểm soát và khắc phục bệnh ngay tại nhà.

# Can thiệp ngoại khoa chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong những trường hợp như điều trị nội khoa thất bại, gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính hay thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Thủ tục phẫu thuật giúp phục hồi chức năng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các loại phẫu thuật dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Giải phẫu cắt bỏ: Phẫu thuật phổ biến nhất trong thoát vị đĩa đệm (vùng thắt lưng) đó là giải phẫu thuật cắt bỏ. Trong quá trình phẫu thuật này, phần đĩa đệm gây áp lực, chèn ép lên dây thần kinh sẽ bị cắt bỏ một phần hoặc bỏ hoàn toàn, phụ thuộc vào mức độ và vị trí bệnh. Nếu thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở cổ, phẫu thuật sẽ được thực hiện thông qua mặt trước. Ngoài ra, bác sĩ có thể rạch một vết nhỏ ở lưng, cổ và dùng công cụ đặc biệt để loại bỏ phần đĩa đệm hư hỏng. Đây được xem như như thủ tục ít xâm lấn và được gọi là microdiskectomy
  • Phẫu thuật đĩa nhân tạo: 
  • Với thủ tục này, bạn sẽ được bác sĩ gây mê toàn thân và rạch các vết mổ loại bỏ đĩa hư và thay bằng đĩa đệm nhân tạo được làm từ kim loại hoặc nhựa. Sau khi phẫu thuật, các bạn cần ở lại viện vài ngày để được bác sĩ theo dõi. Nếu vấn đề đĩa đệm của bạn nằm ở lưng, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ và sử dụng một đĩa đơn để thay thế. Biện pháp này không thích hợp cho người bệnh bị loãng xương hoặc thoái hóa khớp.
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là kỹ thuật xâm lấn ít cắt xẻ và xâm nhập vào cơ thể. Với thủ thuật này, bệnh nhân ít đau đớn hơn, các vết rạch nhỏ, thời gian nằm viện ngắn và khả năng phục hồi nhanh.

Phẫu thuật ngoại khoa cũng có nhiều cách: mổ mở hoặc phẫu thuật ít xâm lấn. Với mổ mở thì chi phí thấp nhưng đường mổ lớn gây tổn thương giải phẫu lớn, nguy cơ mất nhiều máu, nhiễm trùng sau mổ, nguy cơ mất vững cuộc sống… Còn phẫu thuật ít xâm lấn như lấy nhân thoát vị đĩa đệm qua da hay qua hệ thống ống nong, sử dụng sóng cao tần tái tạo nhân đĩa đệm… thì có ưu điểm là vết mổ nhỏ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn nhưng chi phí khá lớn và có chỉ định chặt chẽ (lựa chọn bệnh nhân chính xác), phải có trang thiết bị chuyên dụng, phẫu thuật viên chuyên sâu…

⇒ Cảnh báo rủi ro:

Tất cả các loại phẫu thuật xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu đều có chung một nguy cơ đó là nhiễm trùng, chảy máu và dễ bị tổn thương dây thần kinh. Ngoài ra, phẫu thuật chỉ giúp phục hồi chức năng của bệnh chứ không có tác dụng chữa trị dứt điểm. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị.

2/ Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm theo Đông Y

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y đang được nhiều người bệnh ưu tiên sử dụng, bởi thuốc có nhiều ưu điểm nổi bật. Các bài thuốc đông y không những giúp giảm nhanh các biểu hiện đau do đĩa đệm gây ra mà còn giúp nâng cao khả năng hồi phục. Đặc biệt, thuốc sử dụng từ các loại thảo mộc tự nhiên nên khá an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng khi điều trị trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, thuốc đông y tác động vào can thận yếu giúp hỗ trợ chức năng gan, thận hoạt động tốt, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng tái tạo sụn và xương khớp. Đồng thời, đông y còn kết hợp các phương pháp trị liệu (không dùng thuốc) như châm cứu, bấm huyệt, giúp tăng công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, nhờ tác động vào các huyệt ở cổ. Khi đó, giúp khí huyết lưu thông tốt và giúp giãn cơ, tiêu viêm, cột sống cổ được thư giãn, giúp các đĩa đệm bị lêch (trượt) quay lại vị trí sinh lý ban đầu của nó.

Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đêm theo Đông y không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn khá an toàn với người bệnh

Nói chung, thuốc đông y điều trị thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả nhưng thuốc hơi chậm trong việc phát huy công dụng chữa trị. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới mong được kết quả tốt. Hiện tại, có một số vị thuốc đông y như Hoạt Huyết Phục Cốt Hoàn (nghiên cứu và cho ra đời bởi Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên Cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc), được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao trong việc chữa thoát vị đĩa đệm nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.

III/ Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng việc duy trì một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, các loại khoáng chất và ăn uống đúng cách để tránh tăng cân là điều rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh. Cụ thể, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên:

  • Bổ sung thêm cá hồi, cà ngừ, tôm, cua đồng… vào thực đơn mỗi ngày để tăng lượng acid béo, omega-3 và canxi cho cơ thể
  •  Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo để hạn chế sự đào thải canxi qua thận
  • Gia tăng dùng nước từ xương để bổ sung glucosamine và chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe
  • Tăng cường ăn rau củ tốt cho xương, khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ… thường giàu vitamin A, E là những nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa
  •  Bổ sung thêm sữa đậu nành, các loại ngũ cốc có nhiều vitamin, khoáng chất và canxi để tăng tuổi thọ cho xương khớp
  • Cải thiện tư thế làm việc để tránh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm sẽ không trở thành gánh nặng của bạn, nếu bạn biết cách chăm sóc và điều trị bệnh hợp lý. Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và bệnh không quay trở lại, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám và làm theo hướng dẫn bác sĩ đã đưa ra. Tốt nhất nên phản hồi sớm cho bác sĩ biết những dấu hiệu bất thường về bệnh mà cơ thể bạn gặp phải.

BTV: Hằng Nguyễn

Trong thời gian qua Ban biên tập Trang thông tin khoa học “Chuyên khoa xương khớp” nhận được rất nhiều câu hỏi về Bài thuốc Đông y trị bệnh thoát vị đĩa đệm “Hoạt huyết Phục cốt hoàn”. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về bài thuốc “Hoạt huyết Phục cốt hoàn” cũng như phương pháp khoa học điều trị bệnh xương khớp của trung tâm, quý độc giả có thể liên lạc trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc theo địa chỉ sau để được tư vấn:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Trụ sở tại Hà Nội:

  • Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: (024) 7109 3399 – 0983 684 155

Cơ sở 2 tại TP.HCM:

  • Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 7109 5599

Website: http://www.thuocdantoc.org/

Email: info@thuocdantoc.org

Bạn nên tham khảo:

26 Tháng Năm, 2018by admin
Thoát vị đĩa đệm

Đau nửa đầu vai gáy thì uống thuốc gì?

Cần thăm khám sớm khi có các dấu hiệu đau nửa đầu vai gáy

Phần lớn bệnh nhân khi bị đau nửa đầu vai gáy thường băn khoăn không biết nên dùng thuốc gì để cải thiện cơn đau. Việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng là rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều trị và diễn tiến của bệnh cũng như tác động không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.

Đau nửa đầu vai gáy thì uống thuốc gì?

Hai nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy là nhóm thuốc cắt cơn đau và nhóm thuốc ngăn ngừa cơn đau đầu. Tùy theo tình trạng sức khỏe, tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất cho việc điều trị.

1.Nhóm thuốc cắt cơn đau

Những loại thuốc này gồm cả các loại thuốc kê toa và thuốc không kê toa. Đa phần những loại thuốc cắt cơn đau thường hiệu quả với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy giai đoạn từ nhẹ đến trung bình. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm có:

Acetaminophen

Đây là nhóm thuốc giảm đau có tác dụng cắt cơn đau, thường được sử dụng để cắt các triệu chứng sốt, giúp giảm đau đối với mức độ cơn đau từ nhẹ tới vừa. Các bệnh lý gây đau đầu, sốt, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, sốt, cảm lạnh,… có thể can thiệp bằng Acetaminophen để giảm đau.

Theo Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến cáo hàm lượng Acetaminophen trong các toa thuốc giảm đau chỉ nên ở mức 325mg/liều để tránh những tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu về lâu dài khi sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng, Acetaminophen có thể gây ra một số tác dụng phụ lên hệ tiết niệu, dị ứng mẫn ngứa, đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,…

Acetaminophen chống chỉ định với những trường hợp dị ứng thành phần của thuốc, bệnh nhân có tiền sử suy gan, suy thận, nghiện rượu bia, thức uống có cồn, thiếu máu mạn tính, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Acetaminophen
Nhóm thuốc Acetaminophen

NSAID (nhóm thuốc chống viêm không steroid)

Aspirin, ibuprofen, naproxen là những nhóm thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng cho các trường hợp đau nửa đầu vai gáy. Các loại thuốc trong nhóm thuốc chống viêm không steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau đối với những cơn đau nhẹ đến vừa như đau răng, đau cơ, đau nhức đầu, nửa đầu, cổ vai gáy, đau đầu do cảm lạnh,…

Tùy theo việc sử dụng nhóm thuốc này cho bệnh lý nào mà liều dùng có thể được bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp. Tương tự như một số bệnh lý khác, các nhóm thuốc chống viêm không steroid cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng, đáng chú ý nhất là những tác dụng như ùa tai, sốt kéo dài, nôn và buồn nôn, các tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa,…

NSAID (nhóm thuốc chống viêm không steroid)
NSAID (nhóm thuốc chống viêm không steroid)

Nhận biết đau nửa đầu cũng rất quan trọng, bạn nên tham khảo Đau nửa đầu sau gáy bên phải, bên trái là bệnh gì?

Triptans

Nhóm thuốc Triptans là một trong những nhóm thuốc giúp giảm triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu buồn nôn với hiệu quả tác dụng khoảng 75%. Triptans thường được sử dụng cho những trường hợp đau đầu, đau nửa đầu mức độ từ vừa đến nặng.

Khi sử dụng Triptans thường có một số tác dụng chính như đỏ bừng mặt, an thần nhẹ, tức ngực,… Ngoài ra Triptans có thể gây ra một số tác dụng phụ khác trong quá trình sử dụng thuốc.

Triptans thường chống chị định trong những trường hợp như bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát được, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não, người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch máu não, bệnh nhân co thắt mạch vành,…

Sử dụng các loại thuốc giảm đau nửa đầu cần đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng
Sử dụng các loại thuốc giảm đau nửa đầu cần đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng

Thoát vị đĩa đệm cổ cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu

2.Nhóm thuốc ngăn chặn đau nửa đầu

Nhóm thuốc chống co giật

Các nhóm thuốc co giật có thể được chỉ định sử dụng trong ngăn chặn dự phòng đau nửa đầu cho những trường hợp co giật, sốt gây đau đầu, đau nửa đầu vai gáy. Các loại thuốc thường sử dụng thuốc hạ sốt, chống co giật để dự phòng ngăn chặn cơn đau từ nhẹ đến vừa gồm có aspirin, paracetamol, valproate de sodium, phenobarbital,…

Những loại thuốc này cần sử dụng với liều phù hợp, mỗi đợt sử dụng không được kéo dài quá nhiều. Sau mỗi đợt điều trị cần theo dõi tình trạng sức khỏe với bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể.

Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm như Amitriptyline thường sử dụng để an thần, giảm lo âu, có thể được sử dụng để phòng ngừa cơn đau do nhức đầu, đau nửa đầu,… với lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Giống như nhiều thuốc điều trị khác, thuốc chống trầm cảm chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân có dấu hiệu suy tim sung huyết cấp, nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra, các thuốc chống trầm cảm cũng tương tác với một số thuốc chống đông, chống thụ thai, các thuốc ức chế chuyển hóa, hạ huyết,…

Một số tác dụng phụ như ù tai, nhức đầu, hoa mắt, suy nhược, mệt mỏi, kích động, rối loạn huyết áp, nhịp tim, các vấn đề về tiêu hóa,… có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm trong điều trị.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau nửa đầu vai gáy

Với bệnh nhân đau nửa đầu vai gáy, trong quá trình điều trị cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thăm khám sớm khi có các triệu chứng bất thường để bác sĩ có hướng điều trị, can thiệp kịp thời, hợp lý.
  • Khi dùng thuốc trong mỗi đợt điều trị cũng cần theo dõi các triệu chứng tác dụng phụ, thường xuyên.
  • Không được tự ý lạm dụng thuốc điều trị, giảm đau, kể cả các thuốc kê toa và các thuốc không kê toa.
  • Khi đang bị đau nửa đầu, vai gáy, bạn cần chú ý tránh các yếu tố khởi phát cơn đau đầu như các loại thức ăn, thức uống có chất kích thích, các thói quen xấu như thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống thất thường,…
  • Bệnh nhân cũng cần chú ý đến các yếu tố trong môi trường sống như tiếng ồn, nước hoa,…
Cần thăm khám sớm khi có các dấu hiệu đau nửa đầu vai gáy
Cần thăm khám sớm khi có các dấu hiệu đau nửa đầu vai gáy

Để luyện tập đạt hiệu quả tốt, bạn nên tham khảo Hướng dẫn tập Yoga chữa đau cổ vai gáy

Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy, bao gồm các nhóm thuốc cắt cơn đau và các thuốc phòng chống cơn đau. Dù sử dụng các loại thuốc nào thì bạn cũng cần tuân thủ những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, ăn uống cũng đặc biệt quan trọng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy.

23 Tháng Tư, 2018by admin
Thoát vị đĩa đệm

Bật mí cách chữa đau mỏi cổ vô cùng nhanh chóng

cách làm hết mỏi cổ

Trang Chủ » Hỏi đáp » Bật mí cách chữa đau mỏi cổ vô cùng nhanh chóng

Những cách chữa đau mỏi cổ gáy trong sinh hoạt, vận động hằng ngày không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những cách này. Nếu vẫn đang băn khoăn chưa biết làm thế nào để cải thiện những cơn đau mỏi cổ, một số giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn khỏe khoắn hơn, đẩy lùi cơn đau mỏi cổ sau khi ngủ dậy, sau một ngày làm việc mệt mỏi.

cách làm hết mỏi cổ
Những cách làm hết mỏi cổ gáy bạn có thể áp dụng tại nhà

4 cách chữa đau mỏi cổ gáy nhanh chóng có thể áp dụng tại nhà

1.Nghỉ ngơi tại chỗ

Khi có cơn đau mỏi cổ vai gáy, bạn không nên gắng sức làm việc vì dễ khiến cơn đau tăng thêm. Nếu xuất hiện những cơn đau mỏi cổ vai gáy, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi trong vài giờ và tránh các hoạt động vùng cổ. Điều này sẽ giúp cho các cơ được thả lỏng, máu lưu thông đến các cơ dễ dàng hơn. Không nên cố gắng hoạt động, nhất là hoạt động vùng cổ trong những trường hợp này vì có thể khiến tình trạng đau mỏi cơ, căng cơ trở nên nặng hơn, đôi khi còn có thể gây ra chấn thương vùng cổ.

Trong quá trình nghỉ ngơi bạn có thể phối hợp các động tác nhẹ nhàng để vùng cổ cử động, giúp các cơ thư giãn nhẹ nhàng và các khớp được linh hoạt hơn. Những động tác cổ nhẹ nhàng trong quá trình nghỉ ngơi cũng thúc đẩy máu lưu thông đến vùng cổ được tốt hơn. Trong quá trình thực hiện các động tác nhẹ nhàng tại chỗ có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ.

Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy đau nhói, đau buốt, đau tê lan ra xung quanh, cơn đau nặng hơn khi thực hiện các động tác nhẹ,… thì đó không phải là cơn đau mỏi cơ thông thường trong sinh hoạt. Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ trong trường hợp này.

Nghỉ ngơi tại chỗ
Nghỉ ngơi là cách chữa mỏi cổ gáy đơn giản nhất để làm giảm những cơn đau trong sinh hoạt, cuộc sống

2.Chườm lạnh

Chườm lạnh là giải pháp tương đối đơn giản có thể thực hiện tại nhà đồng thời đem lại hiệu quả tích cực cho những cơn đau cơ cấp, những cơn đau cơ mới diễn ra. Thực hiện chườm lạnh sẽ giúp cho các mạch máu cục bộ co lại, làm giảm tình trạng sưng đau, tấy tại các mô cơ cũng như ngăn không cho viêm sưng trở nên nặng hơn. Nhiệt độ thấp cũng làm cho các dây thần kinh nhỏ phía dưới các mô cơ dịu đi, bớt cảm giác đau và khó chịu.

Để áp dụng phương pháp chườm lạnh, bạn có thể lựa chọn nhiều cách với các vật dụng tại nhà như:

  • Dùng đá chườm lạnh đơn thuần bọc trong khăn mỏng.
  • Dùng khăn ướp lạnh để chườm.
  • Sử dụng túi chườm lạnh chuyên biệt.

Phương pháp chườm lạnh nên được thực hiện trong vòng 3 – 4 giờ đầu sau khi có cơn đau để giúp giảm đau và giảm tối đa tình trạng sưng phù tại chỗ trên các mô và các cơ. Đây là thời gian lý tưởng nhất để chườm lạnh, sau thời gian này việc chườm lạnh sẽ ít hiệu quả hơn. Khi chườm lạnh, nhất là chườm lạnh bằng nước đá luôn phải bọc bằng khăn hoặc túi chườm lạnh, tránh để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây rát, bỏng lạnh hoặc tê cóng vùng cổ vai gáy. Mỗi lần chườm lạnh không quá 15 phút.

Chườm lạnh
Chườm lạnh là giải pháp làm giảm đau mỏi cổ gáy cấp khá hiệu quả trong vòng 3 – 4 giờ đầu tiên

3.Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp gần giống chườm lạnh nhưng thường đạt hiệu quả với những trường hợp đau mãn tính, thỉnh thoảng lặp đi lặp lại. Những cơn đau dạng này thường không đau nhức mà có dấu hiệu đau cứng vùng cổ vai gáy. Với phương pháp chườm nóng thường khuyến khích sử dụng nhiệt ẩm. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức chườm nóng phổ biến như:

  • Chườm với khăn ấm.
  • Chườm với túi chườm nóng.
  • Có thể dùng một số túi chườm nóng thảo dược vừa giảm đau vừa có mùi thơm dễ chịu.

Mục đích chính của chườm nóng là giúp cho vùng cổ vai gáy bị đau cứng, đau mãn được lưu thông máu tốt hơn nhờ nhiệt năng. Điều này sẽ giúp cho tình trạng đau cứng cổ giảm nhanh. Chườm nóng nên thực hiện với nhiệt độ từ 37 – 40 độ là hợp lý. Mỗi lần chườm nóng không quá 20 phút. Mỗi ngày bạn có thể chườm nóng nhiều lần nhưng không quá 3 lần.

Chườm nóng
Chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn

4.Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau kháng viêm là một trong những cách để giúp giảm đau nhanh khi có những cơn đau cổ vai gáy. Các loại thuốc giảm đau phổ biến thường được sử dụng trong giảm đau gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid không có steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen
  • Aspirin
  • Acetaminophen
  • Thuốc giãn cơ Cyclobenzaprine

Dùng thuốc giảm đau được xem là cách tạm thời để ngắt những cơn đau cổ cấp tính. Tuy nhiên về lâu dài, các thuốc giảm đau không được xem là giải pháp hiệu quả. Do đó bạn cần hết sức cân nhắc khi áp dụng cách này. Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn (như Acetaminophen) tuy nhiên không nên vì thế mà lạm dụng các loại thuốc giảm đau này. Khi sử dụng các loại thuốc giảm đau có tỉ lệ nhất định gây ra các tác dụng phụ lên thận, dạ dày. Không dùng thuốc giảm đau cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân suy thận, có bệnh đường tiêu hóa. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau cần phải đúng cách

Những trường hợp bạn cần đến bác sĩ

Các biện pháp giảm đau tại nhà thường được khuyến khích áp dụng cho những trường hợp đau nhẹ, cơn đau cơ học, không có tổn thương. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào một số trường hợp dưới đây thì không nên cố gắng tự chữa tại nhà mà cần đến bác sĩ để được trợ giúp về y tế:

  • Đau vùng cổ vai gáy kèm theo các dấu hiệu khác như: mỏi cổ nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt.
  • Cơn đau xuất hiện sau một chấn thương, tai nạn trong sinh hoạt, lao động, có tổn thương phần mềm (sưng bầm phù các mô, cơ) và phần cứng (đau trong xương).
  • Cơn đau nhói, đau lan, tê khi có những vận động vùng cổ vai gáy dù rất nhẹ nhàng.
  • Cơn đau âm ỉ kéo dài trên 1 tuần.

Tùy theo trường hợp của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định một số giải pháp điều trị như vật lí trị liệu, dùng thuốc, day ấn các huyệt, châm cứu, sử dụng các giải pháp xâm lấn, phẫu thuật để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.

Lời kết

Trên đây là những giải pháp cải thiện tình trạng đau mỏi cổ vai gáy mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Khi thực hiện các cách chữa đau mỏi cổ, bạn cần chú ý đúng thao tác, tránh thực hiện sai sẽ khiến cho vùng cổ khó chịu hơn. Trong những trường hợp nặng đã được lưu ý phía trên, bạn không nên cố gắng tự chữa ở nhà mà nên thăm khám để có kế hoạch can thiệp phù hợp.

Thông tin hữu ích dành cho bạn

30 Tháng Ba, 2018by admin
Thoát vị đĩa đệm

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và các tư thế an toàn

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và các tư thế an toàn

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm an toàn nhất là gì? Từ rất lâu, thoát vị đĩa đệm không còn là căn bệnh quá xa lạ, nhất là ở những người bước vào giai đoạn trung niên. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng bệnh làm ảnh hưởng lớn đến chuyện “phòng the” của người bệnh. Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp tạm thời trong bài viết sau đây.

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và các tư thế an toàn

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Thực tế, dây thần kinh kiểm soát chức năng tình dục nằm ở cột sống xương cùng và hầu như không ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên những cơn đau do thoát vị đĩa đệm lại có thể tác động nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh. Những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đặc biệt là ở vùng thắt lưng sẽ cảm thấy khó khăn và ít hứng thú khi quan hệ. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy sợ hãi chuyện chăn gối.

Khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể quan hệ được nhưng cần tìm hiểu kĩ tư thế đúng với cường độ vừa phải và cần có sự trợ giúp của đối phương nhằm hạn chế cơn đau. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, phần nhân nhầy của đĩa đệm đã thoát ra hoàn toàn chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh nên hạn chế quan hệ vì có thể khiến cơn đau thêm dữ dội, bệnh trở nặng hơn.

Theo các chuyên gia thì khi bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế quan hệ, nếu như quan hệ thì phải ở tư thế người bệnh phải thẳng lưng, do đó hai vợ chồng nên tìm mọi phương pháp cũng như tư thế trong khi quan hệ không gây ảnh hưởng đến người bị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thường được khuyến cáo nên hạn chế làm việc nặng, để không ảnh hưởng đến cột sống cũng như khiến cho bệnh lại nặng thêm.

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và các tư thế an toàn

Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể quan hệ được, do đó chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý số lần quan hệ vợ chồng: Nên hạn chế số lần quan hệ
  • Tư thế không ảnh hưởng cũng như làm cho người bệnh đau đớn, vì vậy hãy giữ cho lưng được thẳng, không cúi hay gập người cũng như tư thế không được nhanh quá để không bị đau đớn cho người bệnh.
  • Nên áp dụng các phương pháp như tắm nước nóng, chườm để nhanh chóng giảm cơn đau.
  • Trong khi quan hệ, nếu thấy đau thì phải dừng lại ngay.
  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tìm mọi cách để nhanh chóng chữa dứt điểm căn bệnh nên được ưu tiên hàng đầu, vì vậy trong quan hệ vợ chồng cần chú ý kiêng cữ cũng như hạn chế số lần quan hệ để cho bệnh nhanh khỏi, cũng như đạt kết quả tốt trong quá trình điều trị.
  • Vì vậy bệnh nhân cần đến các phòng khám chuyên khoa về xương khớp để được điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng cũng như hậu quả khôn lường về sau.
  • Ngoài ra trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, cũng như có chế độ luyện tập đều đặn. Tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sỹ.

3 Tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm – Không phải ai cũng biết

 Theo tiến sĩ, chuyên gia tư vấn hôn nhân và tình dục David McKenzie (Canada), khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên hạn chế các tư thế cúi người, gập người hoặc khom lưng, thay đổi tư thế đột ngột. Vì thế, trong những tư thế được gợi ý dưới đây, phần nào dựa trên các nguyên tắc riêng cho bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm.

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và các tư thế an toàn

1. Tư thế “yêu” từ phía sau

Tư thế này thường được áp dụng trong trường hợp nam giới bị đau lưng thường xuyên do thoát vị đĩa đệm chèn ép. Ở tư thế này, nữ giới sẽ chủ động kiểm soát tình hình, giúp làm giảm áp lực vận động vùng lưng cho nam giới. Tư thế này đơn giản, dễ áp dụng nhưng vẫn mang lại sự hưng phấn cho bạn và đối tác. Bên cạnh đó, tư thế “nằm trên” cũng được các chuyên gia khuyến khích cho những trường hợp nam giới bị đau lưng. Tư thế này cũng giúp cho chị em dễ chủ động và kiểm soát tình hình, giúp tránh các tư thế khom, cúi lưng ở nam giới.

2.Tư thế nằm nghiêng

Tư thế này dành cho trường hợp nữ giới bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép, làm đau lưng, đau hông và khó khăn trong các tình huống dang rộng chân khi giao hợp. Chính vì thế chuyên gia Chandra Farrer(Canada) khuyên nữ giới nên áp dụng tư thế nằm nghiêng để cuộc vui được trọn vẹn và tránh những cơn đau lưng bất chợt bùng phát phá hỏng những cuộc vui. Ở tư thế này, nữ giới không cần dang rộng chân, vì thế sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng đau lưng trong quá trình giao hợp.

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và các tư thế an toàn

3.Tư thế quan hệ đối mặt dành cho cả nam và nữ đều đau lưng

Thông thường, nếu cả 2 người cùng bị đau lưng, nhiều cặp đôi sẽ lựa chọn cách là kiêng chuyện ấy. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Monique Camerlain – chuyên gia về Xương khớp, ĐH Sherbrooke (Canada) cho rằng chỉ cần chọn những tư thế mà cả hai người đều không làm gia tăng áp lực lên vùng lưng như cúi, khom người thì vấn đề sẽ được giải quyết một cách rất đơn giản. Do đó, tư thế đối mặt là một trong những tư thế được khuyên nên áp dụng nếu cả nam và nữ đều đang bị đau lưng.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm được gợi ý trên đây người bệnh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về chứng thoát vị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên cải thiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và vận động của mình để giúp cho tình trạng thoát vị nhanh chóng được phục hồi. Chúc các bạn thành công!

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

22 Tháng Ba, 2018by admin
Page 2 of 20«1234»1020...Last »

Ý kiến phản hồi

Bài viết được xem nhiều nhất

Cách chữa đau dây thần kinh cổ nào hiệu quả hiện nay?

Triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp sụn

Đau ở khớp gối và những vấn đề người bệnh nên biết

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để HỒI PHỤC thần tốc

Kiến thức về bệnh viêm đa khớp và cách chữa viêm khớp dạng thấp khỏi triệt để

Bài viết mới nhất

Cách chữa đau dây thần kinh cổ nào hiệu quả hiện nay?

đau nhói ở giữa lưng bên trái

Bị đau nhói ở lưng bên trái là bị gì?

Đau nhức đầu sau gáy bên phải, bên trái là bệnh gì?

Giá thuốc Glucosamine Extra 700 của Đức là bao nhiêu?

Vì sao lại bị đau giữa lưng trên?

Vì sao lại bị đau giữa lưng trên?

"Nhà thuốc Đông y Tâm Minh Đường - Thương hiệu vàng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người Việt"

Xem thêm

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt, an toàn và đáng tin?

© 2015 copyright
Về chúng tôi / Chính sách / Liên hệ